Trong thời đại 4.0 chúng ta đều đã nghe rất nhiều về công nghệ Blockchain. Vậy blockchain là gì? chúng hoạt động ra sao? Blockchain sẽ làm thay đổi thế giới như thế nào? Blockchain là một khái niệm rất rộng. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng khái quát những kiến thức căn bản nhất mà bạn cần nắm được.

Bài liên quan: Blockchain sẽ thay đổi các ngành công nghiệp thế giới như thế nào

Lịch sử ra đời của Blockchain

Năm 2008, Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bởi 1 người hoặc 1 nhóm người bí ẩn mang danh Satoshi Nakamoto. Một năm sau đó sản phẩm đầu tiên được ra đời dựa trên nền tảng Bockchain đó chính là Bitcoin – đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. Trong đó, nền tảng Blockchain đóng vai trò như một cuốn sổ cái ghi chép lại mọi giao dịch. Bitcoin blockchain được quản lý một cách tự động dựa trên 1 mạng lưới ngang hàng và dữ liệu phân cấp. Bitcoin giải quyết được vấn đề về các giao dịch gian lận khi 1 lượng tiền có thể được chi tiêu 2 lần và đặc biệt nó không phụ thuộc  vào sự quản lý của bất kỳ tổ chức tài chính nào, tất cả là tự động và minh bạch. Công nghệ  mới này của Bitcoin là nguồn cảm hứng cho sự ra đời của các đồng tiền ảo khác.

Blockchain là gì?

Blockchain là gì?
Mạng lưới Blockchain như các chuỗi khối

Một blockchain (chuối khối) được hiểu là một bản ghi dữ liệu có thể nhân rộng, mỗi bản ghi giống như các khối. Mỗi khối liên kết với các khối trước đó bằng các mật mã băm (hash) được đánh dấu bởi thời gian và giữ liệu giao dịch.

Nền tảng Blockchain giống như một cuốn sổ ghi (hay được gọi là sổ cái). Cuốn sổ ghi này được phân quyền trong toàn bộ mạng nút của nó nên về nguyên tắc nó không thể bị sửa đổi. Blockchain có thể dùng để ghi lại các giao dịch, thỏa thuận hay hợp đồng giữa 2 cá thể một cách hiệu quả và có thể kiểm chứng được.

Vậy công nghệ này có gì đặc biệt mà chúng ta nói nó có thể phá vỡ hệ thống tài chính hay công nghiệp truyền thống?

Điểm đặc biệt của công nghệ blockchain là gì?

Mạng blockchain không chịu sự quản lý của một cơ quan trung ương nào – điều đại diện cho nền dân chủ hóa. Vì nó là một sổ cái được chia sẻ và bất biến, nên thông tin trong đó được mở cho bất kỳ ai và mọi người xem. Do đó, bất cứ điều gì được xây dựng trên blockchain đều rất minh bạch và mọi người liên quan đều chịu trách nhiệm cho hành động của họ.

Hiểu đơn giản, khi hai bên A và B muốn giao dịch với nhau, bên A sẽ bắt đầu bằng việc khởi tạo 1 khối trên mạng blockchain. Khối này được xác minh bởi hàng triệu máy tính trong mạng lưới ngang hàng. Khối sẽ được thêm vào chuỗi và lưu trữ như là một bản duy nhất với lịch sử duy nhất. Làm thay đổi khối này đồng nghĩa với việc phải làm thay đổi cả 1 chuỗi trong hàng triệu máy liên quan. Điều này là không thể! Phát minh đơn giản nhưng khéo léo này có thể được áp dụng vào các ngành tài chính, ngân hàng cũng như các ngành công nghiệp khác.

Chi phí để xây dựng hệ thống là có nhưng chi phí cho các giao dịch là miễn phí. Blockchain sẽ thay đổi cách thức hoạt động của các sàn giao dịch chứng khoán, các khoản vay được gói lại và bảo hiểm được ký hợp đồng. Họ sẽ loại bỏ tài khoản ngân hàng. Hầu như mọi tổ chức tài chính sẽ phá sản hoặc buộc phải thay đổi căn bản, một khi những lợi thế của một sổ cái an toàn không có phí giao dịch được hiểu và thực hiện rộng rãi. Rốt cuộc, hệ thống tài chính được xây dựng dựa trên việc cắt một khoản tiền nhỏ của bạn để có được đặc quyền tạo điều kiện cho một giao dịch. Nhân viên ngân hàng sẽ trở thành cố vấn đơn thuần, không phải là người trông coi tiền bạc của bạn nữa. Môi giới chứng khoán sẽ không còn có thể kiếm được hoa hồng và chênh lệch mua / bán sẽ biến mất.

Blockchain hoạt động như thế nào?

Để hiểu đơn giản về cách thức Blockchain hoạt động chúng tôi sẽ không nói nhiều về các kiến thức khoa học máy tính. Chúng tôi sẽ lấy ví dụ Google Docs.

Thật vậy, với cách thức truyền thống, bạn sẽ gửi cho đồng nghiệp bên kia của bạn 1 bản tài liệu và yêu cầu họ sửa nó. Trong khi chờ đối tác của bạn gửi lại, bạn không thể làm gì với tài liệu này vì bạn đã bị khóa trong việc sửa đổi nó cho đến khi bạn nhận lại được bản sửa đổi. Điều này gây rắc rối cho bạn khi có 1 lượng khổng lồ các tài liệu cần giải quyết. với Google Docs mọi thông tin trong tài liệu được chia sẻ và mọi người đều có thể truy cập được vào nó. Nó giống như một sổ cái được chia sẻ vậy.

Một cuốn sổ cái được chia sẻ và đồng bộ là tuyệt vời hơn thay vì chuyển đi chuyển lại các tài liệu để dẫn đến sự mất dấu và đồng bộ của các phiên bản.

Đặc điểm của Blockchain là gì?

Tính phân cấp

Trước khi Bitcoin ra đời, bạn đã quá quen thuộc trong việc giao dịch thông qua các tổ chức tập trung như ngân hàng hay tổ chức tài chính. Mọi dữ liệu hay tiền bạc của bạn được ngân hàng lưu giữ tất cả. Bạn phải thông qua ngân hàng nếu muốn gửi tiền của bạn cho ai đó.

Cách thức tập trung này đã tồn tại với chúng ta từ rất lâu, tuy vậy nó ẩn chứa những nguy hiểm sau:

  • Do thông tin được lưu trữ tập trung tại 1 tổ chức nên nó dễ trở thành mục tiêu bị tấn công
  • Hệ thống tập trung khi nâng cấp sẽ dẫn tới dừng toàn bộ hệ thống
  • Nếu tổ chức tập trung vì lý do nào đó ngừng hoạt động, không ai có thể truy cập vào nó được nữa. Sẽ còn nguy hiểm hơn khi chính các hệ thống tập trung này có vấn đề hay bị nhiễm độc.
Blockchain là gì?
Giao dịch Bitcoin không cần qua trung gian là Ngân hàng hay các tổ chức tài chính

Vậy đó chính là lý do chúng ta nên khai tử hệ thống tập trung? Thật vậy, đó cũng là mục đích của Bitcoin. Bạn có thể gửi tiền cho bạn của bạn mà không cần qua một bên thứ 3. Mọi thông tin được lưu trữ tại mọi nút trong mạng.

Tính minh bạch

Mọi người sẽ hiểu lầm rằng khi tham gia mạng lưới chuỗi khối, mọi thông tin cá nhân sẽ bị công khai. Điều này hoàn toàn sai lầm. Các thông tin cá nhân sẽ được mã hóa. Ví dụ các ví tiền của bạn sẽ là các chuỗi phức tạp  như ”1TU5vlpGLkCztz4auVRTndjG8CkdVf8JKG”.

Bạn không thể biết thông tin cá nhân của các giao dịch nhưng bạn có thể thấy được tất cả các giao dich từ nó. Điều này đặt cho chúng ta giả thuyết rằng: nếu chúng ta biết địa chỉ ví của cá nhân hay tổ chức nào đó, chúng ta có thể xem được mọi giao dịch của họ. Do vậy, cá nhân hay tổ chức đó sẽ phải ý thức và chịu trách nhiệm trước các giao dịch của minh.

Đọc đến đây chắc chắn bạn sẽ lóe lên được 1 ý tưởng tuyệt vời rằng: Điều gì xảy ra nếu các tổ chức tài chính kết hợp công nghệ blockchain trên chính hệ thống của họ?

Tính bất biến

Một khi giao dịch được khởi tạo trên mạng blockchain thì nó sẽ không thể bị thay đổi vì nó được mã hóa bởi các hàm băm (hash). Với Bitcoin là thuật toán băm an toàn SHA-256. Điều này thật tuyệt vời trong việc phát hiện và ngăn chặn các giao dịch phi pháp, các vu tham ô hay các giao dịch bất chính. Vì người ta sẽ không thể làm các trò mèo trên blockchain như đã làm đối với hệ thống tài chính truyền thống được.

Ví dụ về ứng dụng công nghệ blokchain – Mạng ngang hàng (Peer to Peer)

Lấy ví dụ trong chia sẻ tệp. Nếu chúng ta dùng mạng tập trung để tải một tài liệu nó sẽ xảy ra các vấn đề: Chậm, nếu máy chủ hỏng sẽ không thể tải được, lượng băng thông lớn.

Trong mạng ngang hàng, các máy tính tham gia mạng có quyền như nhau. Nếu 1 trong các máy ra khỏi mạng thì bạn vẫn còn hàng triệu máy khác để bạn tải về. Tốc độ sẽ nhanh hơn và thông tin luôn luôn được lưu trữ trên mạng. Mỗi người tải về sẽ cũng là 1 người lưu trữ để người khác trong mạng có thể truy cập và tải.

Blockchain là gì
Ưu việt của mạng P2P

Những vấn đề còn tồn tại của Blockchain là gì?

Công nghệ blockchain là một phát minh vĩ đại tuy vậy nó vẫn còn các lỗ hổng như sau. Đối với Bitcoin, sự xác nhận giao dịch trong mạng luôn phát sinh một độ trễ nhất đinh. Và thực tế các hacker đã lợi dụng sự xác nhận chậm trễ này để đánh cắp hay giao dịch 2 lần.

Tuy vậy, bạn đừng lo lắng! Bitcoin chỉ là sản phẩm sơ khai của bockchain. Các đồng tiền ảo hay các ứng dụng ra đời sau này đã cải tiến công nghệ để giao dịch nhanh hơn và bảo mật hơn.

Ứng dụng Blockchain trong doanh nghiệp

Với đặc điểm là một công nghệ phi tập trung và có tính bảo mật tuyệt đối, Blockchain được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề như: Bản ghi sự kiện, quản lý hộ tịch, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lưu trữ thông tin y tế:

Ứng dụng blockchain trong thanh toán – tài chính

  • Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trên thế giới cũng như trong nước đã và đang nghiên cứu, áp dụng công nghệ blockchain vào các hoạt động thanh toán, tài chính, lưu trữ, …
  • Tại Châu Á, OCBC Bank là ngân hàng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ Blockchain trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế. Điều này đã làm tăng hiệu suất, sự minh bạch, giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
  • Ripple là một điển hình của blockchain trong lĩnh vực thanh toán

Ứng dụng blockchain trong sản xuất

  • Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sạch ứng dụng Blockchain vào quản lý chất lượng sản phẩm thì nhà quản lý & người tiêu dùng có thể truy xuất được các thông tin.
  • Nhà sản xuất có thể thống kê và lưu trữ toàn bộ thực phẩm đó trên thị trường, biết được số lượng sữa được tiêu thụ, số lượng sữa còn hạn hay đã hết hạn.

Ứng dụng blockchain trong tiêu dùng

  • Người tiêu dùng có thể ứng dụng Blockchain để kiểm tra thông tin sản phẩm có phải hàng chính hãng hay không.
  • Walmart – nhà bán lẻ tại Mỹ là một trong những doanh nghiệp tiên phong sử dụng Blockchain. Hiện tại, thương hiệu đã sử dụng ứng dụng của Vechain để theo dõi nguồn thịt lợn nhập từ Trung Quốc.

Ứng dụng blockchain trong y tế

  • Khi người bệnh đi khám hay xét nghiệm, mọi kết quả khám bệnh của họ sẽ được lưu trữ. Việc sử dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp người bệnh bảo mật toàn bộ thông tin và chỉ số xét nghiệm của mình. Trong trường hợp người bệnh có nhu cầu chuyển sang bệnh viện khác ở bất kỳ đâu, họ chỉ cần kết chuyển thông tin trên chuỗi Blockchain cho dù hai bệnh viện (nơi khám ban đầu và nơi chữa bệnh mới) không cùng ngôn ngữ hay sử dụng phần mềm khác nhau.

Ứng dụng blockchain trong giao dịch ngân hàng

Công nghệ Blockchain được xem là phương pháp cắt giảm chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng cũng như tạo ra hệ thống an toàn hơn. Điều đặc biệt là  nhiều tổ chức tài chính đã hình thành các liên minh để thương mại hóa công nghệ Blockchain: Ví như liên minh R3 của 3 ngân hàng lớn nhất của nước Úc bao gồm Westpac, Commonwealth, NAB cùng với 40 ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới.

Và Bitcoin chính là ứng dụng đầu tiên của Blockchain, một đồng tiền phân cấp ngang hàng trên mạng máy tính đã làm “mưa làm gió” thị trường tài chính Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ blockchain tại Việt Nam

Tại Việt Nam, công nghệ Blockchain được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực: dịch vụ tài chính (hơn 83%), chuỗi cung ứng (40%), dịch vụ công cộng (30%), năng lượng (30%), giáo dục (30%),… Cho đến hiện tại, phần lớn startup sử dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính như VBTC.

Đầu tư công nghệ blockchain là gì?

Đầu tư công nghệ blockchain là hình thức các doanh nghiệp bỏ vốn để ứng dụng các tính năng ưu việt của blockchain vào hệ thống hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Đối với cá nhân, đầu tư công nghệ blockchain có thể hiểu là hình thức mua bán kiếm lời trên các thị trường tiền ảo như mua bán Bitcoin, ETH hay Litecoin. Xem chi tiết tại đây: Đầu tư tiền ảo là gì?

Tuy còn non trẻ nhưng tại Việt Nam nhiều công ty đã và đang đầu tư mạnh vào blockchain để nâng cấp chuỗi dịch vụ của mình. Ngoài ra cũng có các start-up chuyên cung cấp các giải pháp blockchain cho doanh nghiệp.

Tuy vậy, đầu tư blockchain không hề dễ dàng. Ngoài các vấn đề kỹ thuật hóc búa, nó còn đòi hỏi một nguồn lực tài chính mạnh mẽ. Thực tế cho đến nay, chưa công ty blockchain tại Việt Nam nào thực sự thành công. Blockchain trở thành công nghệ ưu việt hay 1 thứ phế phẩm còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm đầu tư của mỗi doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là bài viết “Công nghệ Blockchain là gì – Những điều bạn cần biết”. Hy vọng bạn đã có được các kiến thức bổ ích cho mình.

Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc cần giải đáp bạn đừng ngần ngại hỏi chúng tôi qua khung bình luận bên dưới hoặc:

Tags: Blockchain là gì? Blockchain có gì đặc biệt? Blockchain hoạt động như thế nào? Công nghệ Blockchain thay đổi tương lai như thế nào?

5/5 - (21 bình chọn)