DeFi là gì? Công nghệ DeFi có ý nghĩa gì? Tại sao DeFi là từ khóa hot?

DeFi là một trong những chủ đề được quan tâm nhất trong lĩnh vực tiền điện tử và blockchain. Những dự án DeFi cùng các đồng coin/ token của nó đã và đang gây sốt suốt những tháng nửa cuối năm 2020.

Trong bài viết này, Beat Tiền Ảo sẽ giới thiệu tới các bạn DeFi là gì? và cách nó hoạt động. Đây cũng sẽ là bài đầu tiên trong loạt bài tìm hiểu về không gian DeFi.

DeFi là gì?

DeFi là viết tắt của Decentralized Finance, nghĩa là Tài chính phi tập trung. Tài chính phi tập trung bao gồm tài sản kỹ thuật số, giao thức, hợp đồng thông minh (smart contract) và dApps được xây dựng trên blockchain.

Với tính ưu việt, linh hoạt và sự phổ biến, nền tảng blockchain của Ethereum là lựa chọn chính để xây dựng các ứng dụng DeFi. Tuy nhiên, việc này không có nghĩa Ethereum là nền tảng được lựa chọn duy nhất cho DeFi.

Nói cách khác, DeFi như là một hệ sinh thái tài chính mở. Nơi bạn có thể xây dựng nhiều công cụ và dịch vụ tài chính nhỏ hơn khác nhau theo cách phi tập trung. Vì đây là những ứng dụng được xây dựng trên một blockchain cụ thể nào đó, nên chúng có thể được kết hợp, sửa đổi và tích hợp theo nhu cầu của bạn.

Ví dụ các đồng Coin/ Token DeFi

  • Chainlink
  • Aave
  • Maker
  • Compound
  • 0x
  • Yearn.finance
  • Ampleforth

Bạn có thể mua bán coin DeFi ở đâu?

Hiện nay hầu hết các sàn giao dịch lớn đều hỗ trợ các đồng coin/ token DeFi như Binance hay Huobi. Bạn có thể đăng ký tài khoản Binance hoặc Huobi theo nút dưới đây để hưởng ưu đãi giảm phí 40% (chỉ có trên Beat Tien Ao nhé)

>>ĐĂNG KÝ BINANCE GIẢM PHÍ<<

>>ĐĂNG KÝ HUOBI GIẢM PHÍ<<

Lợi ích của công nghệ DeFi là gì?

DeFi cung cấp cho bạn quyền kiểm soát tài sản của chính bạn.

Mặc dù nhiều ngân hàng và các công ty fintech mới nổi hứa hẹn sẽ cung cấp nhiều quyền kiểm soát hơn cho người dùng. Nhưng trên thực tế, bạn vẫn đang phải đặt niềm tin của bạn vào họ trong việc kiểm soát tiền của mình.

Mục tiêu của DeFi là cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát tài sản của mình. Nó có thể được phân quyền dựa trên đặc tính của công nghệ blockchain. Ngoài ra, nhiều nhà phát triển ứng dụng tài chính đang áp dụng các giao thức mã nguồn mở. Mục đích để giao dịch thông qua các sàn giao dịch phi tập trung (DEX – Decentralized Exchange).

Thực tế là tất cả các giao thức đều là mã nguồn mở. Nó cho phép bất kỳ ai cũng có thể xây dựng các sản phẩm tài chính mới trên chúng. Các nhà phát triển trên toàn cầu có thể cộng tác với nhau để tạo ra các sản phẩm mới. Do đó, mạng lưới càng nhanh hơn và an toàn hơn.

Bất kỳ ai cũng có thể lưu trữ, giao dịch và đầu tư tài sản của mình vào blockchain một cách an toàn. Đồng thời kiếm được lợi nhuận cao hơn nhiều so với hệ thống tài chính truyền thống. Vì không có người trung gian nào xử lý tài sản của bạn, bạn có toàn quyền kiểm soát các khoản đầu tư của mình.

Các ứng dụng Defi
Các ứng dụng Defi

Bối cảnh ra đời của công nghệ DeFi là gì?

Tình hình kinh tế hiện tại

Thị trường tài chính truyền thống là tập trung. Chính quyền trung ương phát hành tiền tệ thường xuyên để thúc đẩy nền kinh tế. Và tiền mặt được sử dụng cho mọi giao dịch từ chính phủ hay ngân hàng. Do đó, quyền quản lý và điều tiết dòng chảy và nguồn cung của các loại tiền tệ đó trên thị trường thuộc về Chính quyền hay các tổ chức tài chính. Chúng ta gọi đó là 1 hệ thống tập trung.

Điều này đặt ra một số câu hỏi.

Điều gì sẽ xảy ra nếu các cơ quan trung ương quyết định in thêm nhiều loại tiền tệ như vậy để giải quyết một cuộc khủng hoảng tài chính? Và sau đó nó gây phản tác dụng? Các tổ chức tài chính luôn tiềm ẩn rủi ro từ sai sót do con người vận hành.

Lấy trường hợp của chính phủ Venezuela. Chính phủ đã in một lượng tiền khổng lồ trong bối cảnh giá dầu giảm. Điều này đã dẫn đến lạm phát vượt quá 1.000.000% – theo số liệu của IMF.

Hay khi bạn gửi tiết kiệm ngân hàng. Các tổ chức này đầu tư số tiền của bạn vào thị trường chứng khoán, bất động sản hay cho vay với lãi suất cao để thu về lợi nhuận khổng lồ. Nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó được trả lại cho người gửi tiền. Với tỷ lệ lạm phát toàn cầu khoảng 3,64% (ở Mỹ là 2%), giá trị thực tế của khoản lãi suất tiết kiệm này thậm chí còn ít hơn. Vì vậy, một số người đã chuyển hướng sang đầu tư.

Trong trường hợp của thị trường cổ phiếu, có bao nhiêu người trong chúng ta trực tiếp nắm giữ cổ phiếu của các công ty?

So với năm 2017, hiện nay những người thuộc tầng lớp trung lưu sở hữu nhiều cổ phiếu hơn. Nhưng nó vẫn chẳng là gì so với những gì người giàu nắm giữ. Nghiên cứu của nhà kinh tế học NYU Edward Wolff cho thấy rằng 1% hộ gia đình giàu có nhất sở hữu gần 38% tổng số cổ phiếu. Trong khi 10% người Mỹ đầu tư vào cổ phiếu trên 1.000.000 đô la, 40% tiếp theo ở mức trung bình 100.000 đô la. Hầu hết những người còn lại không sở hữu cổ phiếu nào. Có những quốc gia mà người ta thậm chí không có quyền tiếp cận thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, điểm cần lưu ý ở đây là chúng ta có rất ít thông tin để biết tiền của mình sẽ được dùng làm gì. Có nghĩa là hoạt động của các tổ chức tài chính đang có sự thiếu minh bạch ở góc độ người dùng.

Tóm lại, mọi hạn chế của tài chính truyền thống hiện nay đều xuất phát từ 1 hệ thống quản lý kiểu tập trung.

Vậy giải pháp được đưa ra đó là: Phân quyền!

Các đồng coin hiện tại đã phân quyền hay chưa?

Bitcoin và các đồng tiền điện tử ban đầu khác đã cung cấp một phương thức giao dịch ngang hàng mà không cần các trung gian như ngân hàng. Điều này cho phép người dùng kiểm soát hoàn toàn tài sản của họ.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những loại tiền điện tử này chưa thực sự phân cấp hệ thống tài chính. Chúng vừa phân cấp việc phát hành tiền và lưu trữ tiền. Có một số vấn đề tồn tại đang cản trở blockchain làm cho hệ thống tài chính phi tập trung thực sự.

Bản thân các đồng tiền điện tử là phân quyền. Nhưng thực tế chúng gần như được truy cập hay giao dịch trên các nền tảng tập trung như sàn giao dịch chẳng hạn.

Vai trò của Ethereum với DeFi là gì?

Hầu hết các ứng dụng DeFi hiện nay đều được xây dựng trên blockchain của Ethereum. Mạng này cũng sở hữu đồng tiền ảo lớn thứ 2 thị trường hiện tại, chỉ sau Bitcoin. Mạng Ethereum được xây dựng để hướng tới việc phát triển các ứng dụng dễ dàng hơn là việc giao dịch tiền ảo thông thường.

Ví dụ: Giả sử một người dùng muốn tiền của họ được gửi cho một người bạn vào thứ Ba tới, nhưng chỉ khi nhiệt độ lên trên 90 độ F theo Weather.com. Các quy tắc như vậy có thể được viết trong một hợp đồng thông minh.

Với các hợp đồng thông minh làm cốt lõi, hàng chục ứng dụng DeFi đang hoạt động trên Ethereum. Một trong số đó được giới thiệu dưới đây.

Ethereum 2.0, một bản nâng cấp sắp tới của mạng Ethereum, có thể giúp các ứng dụng này tăng cường bằng cách giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng và tốc độ xử lý.

Các sản phẩm DeFi phổ biến là gì?

  • Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX): Các sàn giao dịch trực tuyến giúp người dùng trao đổi giữa các loại tiền tệ khác nhau. USDT với BTC hay ETH với DAI. DEX là một loại sàn giao dịch phổ biến. Với sàn giao dịch phi tập trung (DEX), người dùng được toàn quyến sở hữu private key, giao dịch trực tiếp với blockchain mà không cần thông qua sự quản lý của sàn giao dịch.
  • Stablecoin: Một loại tiền điện tử có giá trị được gắn liền với một loại tiền tệ (ví dụ: Đô la hoặc Euro).
  • Nền tảng cho vay (Lending Platforms): Các nền tảng này sử dụng hợp đồng thông minh để thay thế các tổ chức trung gian. Một nền tảng nối tiếng là Compound. Nó cho phép người dùng vay tiền điện tử hoặc cung cấp các khoản vay của riêng họ. Người dùng có thể kiếm tiền từ lãi suất khi cho vay tiền. Compound đặt lãi suất theo thuật toán, vì vậy nếu nhu cầu vay tiền điện tử cao hơn, lãi suất sẽ bị đẩy cao tương ứng.
  • Wrapped Bitcoin (WBTC): Là một cách gửi bitcoin đến mạng Ethereum để bitcoin có thể được sử dụng trực tiếp trong hệ thống DeFi của Ethereum. WBTC cho phép người dùng kiếm tiền lãi từ bitcoin mà họ cho vay thông qua các nền tảng cho vay phi tập trung được nói ở trên.
  • Thị trường dự đoán (Prediction markets): Là nơi để đặt cược vào kết quả của các sự kiện trong tương lai. Chẳng hạn như bầu cử. Mục tiêu của các phiên bản DeFi của thị trường dự đoán là cung cấp cùng chức năng mà không qua trung gian.

Các sản phẩm DeFi thế hệ mới

Ngoài các ứng dụng phổ biến như trên, các ứng dụng công nghệ DeFi mới đã xuất hiện:

  • Yield Farming: Ứng dụng phù hợp với các nhà giao dịch nhiều kinh nghiệm và chấp nhận rủi ro. Yield farming là nơi người dùng trao đổi qua lại các mã thông báo DeFi khác nhau nhằm thu được lợi nhuận lớn hơn.
  • Liquidity Mining: Các ứng dụng DeFi thu hút người dùng mới bằng cách cấp cho họ các mã thông báo miễn phí. Đây cũng là hình thức yield farming phổ biến nhất cho đến nay.
  • Composability: Ứng dụng DeFi là mã nguồn mở, có nghĩa là mã đằng sau chúng được công khai cho mọi người xem. Do đó, các ứng dụng này có thể được sử dụng để “soạn” các ứng dụng mới.
  • Money legos: Là một ứng dụng biến “Composabiliy” theo 1 cách khác. Với các ứng dụng DeFi như Legos, các khối có thể được kết hợp với nhau để tạo ra ứng dụng mới. Điều này tương tự cách thức ghép các khối để xây dựng lên 1 tòa nhà.

Các cấp độ của DeFi là gì? Ví dụ các dự án DeFi

Thực tế DeFi được phân chia làm 6 cấp độ dựa trên mức độ phân quyền của ứng dụng.

  • DeFi cấp 0: hay còn gọi là CeFi: Các sản phẩm Tài chính tập trung (CeFi) có bản chất là giám sát, sử dụng nguồn cấp dữ liệu giá tập trung. Nền tảng cung cấp các khoản vay margin, thanh khoản ký quỹ và xác định lãi suất một cách tập trung.

Ví dụ – BlockFi, SALT, Celsius, Nexo.

  • DeFi cấp 1: Các danh mục sản phẩm DeFi này không được giám sát nhưng sử dụng nguồn cấp dữ liệu giá tập trung. Nền tảng cung cấp các khoản vay margin, thanh khoản ký quỹ và xác định lãi suất một cách tập trung. Cũng như quản lý tập trung các bản cập nhật và phát triển nền tảng.

Ví dụ – Dharmar.

  • DeFi cấp độ 2: Các sản phẩm DeFi cấp độ 2 này không bị quản lý nhưng có thêm một thành phần phi tập trung nào đó. Trong khi các thành phần còn lại được vận hành tập trung.

Ví dụ – Expo, Nuo, ETHLend.

  • DeFi cấp độ 3: Không bị giám sát và không được phép tự cung cấp margin và quản lý margin. Trong khi phần còn lại được quản lý tập trung.

Ví dụ – MakerDAO, Compound.

  • DeFi cấp độ 4: Điều khác biệt trong các loại sản phẩm DeFi này là nguồn cấp dữ liệu giá của nó được phân cấp, trong khi hai phần còn lại là tập trung.

Ví dụ – dYdX, Fulcrum.

  • Mức độ 5 DeFi: Ở đây, việc xác định lãi suất được phân cấp cùng với ba thành phần đầu tiên trong Mức độ 4 DeFi, nhưng việc kiểm soát các phát triển và cập nhật nền tảng vẫn là tập trung.

Ví dụ – bZx.

  • DeFi cấp độ 6: Trong hạng mục cuối cùng, mọi thành phần của DeFi đều được phân cấp. Tuy nhiên cho đến nay không có giao thức DeFi nào là hoàn toàn phi tập trung.

Những câu hỏi liên quan đến DeFi

Cách kiếm tiền với DeFi

Giá trị bị khóa trong các dự án Ethereum DeFi đang bùng nổ. Nhiều người dùng được cho là đã kiếm được rất nhiều tiền.

Sử dụng các ứng dụng cho vay kiếm lãi suất có thể tạo ra “thu nhập thụ động”.

Yield farming, được mô tả ở trên, có tiềm năng thu lợi nhuận lớn hơn, nhưng với rủi ro lớn hơn. Người dùng sẽ tận dụng khía cạnh cho vay của DeF. Họ đưa tài sản tiền điện tử của họ hoạt động tạo ra lợi nhuận tốt nhất có thể. Tuy nhiên, các hệ thống này có xu hướng phức tạp và thường thiếu minh bạch.

Đầu tư DeFi có an toàn không? DeFi lừa đảo?

Không lừa đảo nhưng rất rủi ro. Nhiều người tin rằng DeFi là tương lai của ngành tài chính và việc đầu tư vào công nghệ đột phá này từ sớm có thể dẫn đến lợi nhuận lớn.

Nhưng rất khó cho những người mới đến để phân biệt dự án tốt với dự án xấu.

Do DeFi đã gia tăng hoạt động và phổ biến cho đến năm 2020, nhiều ứng dụng DeFi, chẳng hạn như meme coin YAM, đã gặp sự cố và cháy. Điều này đã làm vốn hóa từ 60 triệu đô la xuống còn 0 đô la trong 35 phút. Các dự án DeFi khác, bao gồm Hotdog và Pizza, cũng phải đối mặt với số phận tương tự, và nhiều nhà đầu tư mất rất nhiều tiền.

Không may là DeFi gặp lỗ vẫn rất phổ biến. Hợp đồng thông minh rất mạnh mẽ, nhưng chúng không thể thay đổi sau khi các quy tắc được đưa vào giao thức. Điều này thường khiến lỗi xảy ra thường xuyên và do đó làm tăng rủi ro.

Khi nào DeFi sẽ chính thức bùng nổ?

Ngày càng có nhiều người bị thu hút vào các ứng dụng DeFi. Thật khó để nói DeFi sẽ đi đâu. Phần lớn điều đó phụ thuộc vào việc mọi người thấy chúng hữu ích ra sao. Nhiều người tin rằng các dự án DeFi khác nhau có tiềm năng trở thành Robinhood tiếp theo.

Công nghệ tài chính này là mới, đang thử nghiệm và không phải là không có vấn đề, đặc biệt là về bảo mật hoặc khả năng mở rộng.

Các nhà phát triển hy vọng cuối cùng sẽ khắc phục được những vấn đề này. Ethereum 2.0 có thể giải quyết các mối lo ngại về khả năng mở rộng thông qua một khái niệm được gọi là sharding. Sharding là một cách chia cơ sở dữ liệu cơ bản thành các phần nhỏ hơn để người dùng cá nhân có thể quản lý.

Ethereum 2.0 sẽ tác động đến DeFi như thế nào?

Ethereum 2.0 không phải là thuốc chữa bách bệnh cho tất cả các vấn đề của DeFi. Nhưng là sự khởi đầu. Các giao thức khác như Raiden và TrueBit cũng đang trong quá trình hoạt động để giải quyết thêm các vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum.

Nếu và khi các giải pháp này phù hợp, các thử nghiệm DeFi của Ethereum sẽ có cơ hội tốt hơn để trở thành sản phẩm thực, thậm chí có khả năng trở thành xu hướng chủ đạo.

Bitcoin và DeFi

Trong khi Ethereum là cánh chim đầu đàn trong thế giới DeFi. Nhiều người ủng hộ Bitcoin chia sẻ mục tiêu cắt bỏ trung gian khỏi các giao dịch tài chính phức tạp. Họ đã phát triển cách để làm điều đó bằng cách sử dụng giao thức Bitcoin.

Ví dụ, các công ty như DG Labs và Suredbits đang làm việc trên một công nghệ Bitcoin DeFi được gọi là hợp đồng nhật ký ẩn danh (DLC). DLC cung cấp một cách để thực hiện các hợp đồng tài chính phức tạp. Ví dụ là các công cụ phái sinh với sự trợ giúp của Bitcoin. Một trường hợp sử dụng của DLC là chỉ trả bitcoin cho ai đó nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định trong tương lai.

Ưu nhược điểm của DeFi là gì?

Ưu điểm của DeFi

  • Mọi thứ đều trực tuyến và kỹ thuật số
  • Ít giới hạn hơn
  • Mọi người đều được chấp nhận
  • Mã nguồn mở
  • Phân quyền

Nhược điểm của DeFi

Mặc dù nhiều ưu điểm nhưng bản thân công nghệ DeFi chưa hoàn hảo. Nó vẫn còn nhiều lỗ hổng như bảo mật chẳng hạn. Điều này có thể làm cho các hacker tấn công chiếm đoạt tiền của người dùng. Ví dụ nổi tiếng nhất là vụ hack DAO trước đây.

Tính đến thời điểm này, các sản phẩm và dịch vụ của DeFi đã trị giá hơn 500 triệu đô la. Mặc dù còn rất trẻ nhưng thế giới sẽ thấy DeFi trở thành một chuẩn mực trong những năm tới.

Kết luận

Thị trường DeFi còn rất nhỏ so với ngành tài chính truyền thống. Nhưng nó đã tăng tốc nhanh chóng kể từ năm ngoái. Với nhiều dự án và dApps tài chính hơn. Chúng ta có thể mong đợi đạt được một hệ thống tài chính phi tập trung thực sự. Khi đó, thị trường tài chính truyền thống sẽ tương tác với các tài sản kỹ thuật số và blockchain một cách đồng bộ hoàn hảo.

Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc cần giải đáp bạn đừng ngần ngại hỏi chúng tôi qua khung bình luận bên dưới hoặc:

Tags: DeFi là gì? Công nghệ DeFi, tương lai DeFi, ứng dụng DeFi, kiếm tiền DeFi

 

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng ký
Thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments