Fintech là gì? Fintech chắc chắn không còn xa lạ với những người quan tâm đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Thuật ngữ fintech thường được nhắc tới rất nhiều trong các hội nghị cũng như các start-up khi đi gọi vốn trên Shark Tank.

Kể từ sau khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2008, trào lưu khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech trở thành 1 cuộc cách mạng trong thời đại số. Nó được hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức vận hành của các tổ chức tài chính truyền thống.

Vậy chính xác Fintech là gì? Trong bài này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lĩnh vực Fintech, các sản phẩm fintech cũng như các câu hỏi về fintech.

Fintech là gì?

Fintech là viết tắt của từ Financial Techonogy (tài chính công nghệ), là thuật ngữ chỉ tất cả các ứng dụng, phần mềm, dịch vụ hay nền tảng áp dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề về tài chính và đầu tư theo hướng nhanh hơn, thuận tiện hơn với chi phí rẻ hơn.

Fintech thưởng chỉ những ý tưởng mới, sáng tạo công nghệ mới để thay thế các hình thức truyền thống.

Hệ sinh thái fintech là gì?

Hệ sinh thái fintech là chỉ 3 yếu tố chính hình thành nên lĩnh vực fintech. Bao gồm: Khả năng tiếp cận vốn, khả năng tiếp cận thị trường và hỗ trợ pháp lý.

fintech là gì? hệ sinh thái fintech là gì? Các câu hỏi về fintech
Hệ sinh thái fintech là gì?

Ví dụ về fintech:

Theo cách thức truyền thống, khi bạn muốn đi vay tiền, bạn phải ra ngân hàng, làm đủ các thể loại giấy tờ, thủ tục và có khi chờ đến cả tuần để được nhận khoản vay. Hoặc khi bạn muốn thanh toán mua hàng qua mạng, bạn thường phải trả tiền mặt khá mất thời gian và chi phí.

Một công ty tạo ra 1 ứng dụng điện thoại, giúp bạn có thể vay tiền ngay lập tức chỉ sau 1 vài bước khai báo trên máy. Và bạn cũng có thể thanh toán hay gửi tiền cho bạn bè nhanh chóng khi mua hàng ngay trên điện thoại. Công ty đó gọi là công ty fintech.

Toàn cảnh Fintech Việt Nam

Thị trường fintech Việt Nam đạt 4.4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và được dự kiến sẽ đạt đến 7.8 tỷ USD vào năm 2020. Theo ước tính chưa chính thức, hiện tại ở Việt Nam, có khoảng 200 công ty fintech đang hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau. Đi cùng với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế xuống dưới 10% của Chính phủ, xu thế phát triển của ngành này là tất yếu.

Những thuận lợi của Fintech Việt Nam là gì?

  • Tiềm năng thị trường: Dân số đông và trẻ (gần 100 triệu người) với hơn 70 triệu người sử dụng điện thoại di động thông minh (báo cáo Vietnam digital landscape – We are social. 2018). Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định GDP 6,5~7%/năm.
  • Ưu đãi thuế: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực fintech nằm trong diện ưu đãi thuế (20%) theo Nghị quyết 41/NQ-CP năm 2016.
  • Pháp lý mở: chưa có khung pháp lý rõ ràng. Điều này có nghĩa các công ty fintech khá được tư do phát triển và sáng tạo. Đề án 844 hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp hay đề án khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho lĩnh vực fintech (regulatory fintech sandbox) của NHNN.
  • Quỹ đầu tư: Nhận thấy tiềm năng to lớn của Fintech Việt Nam, nhiều “cá mập” sẵn sàng xuống tay với các start-up tài chính công nghệ như CyberAgent, VinaCapital hay NextTech.

Những khó khăn của Fintech Việt Nam là gì?

  • Môi trường pháp lý chưa rõ ràng: Vừa là thuận lợi vừa là khó khăn. Điều này làm các quỹ đầu tư lớn tại nước ngoài lo ngại về sự bất ổn pháp lý.
  • Thói quen tiêu dùng: Thời điểm hiện tại, 70% dân số Việt Nam vẫn là nông thôn, nơi vẫn quen với các hình thức chi tiêu hay vay mượn truyền thống. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của các dịch vụ fintech.
  • Dữ liệu chưa chính xác và chuẩn hóa: Nguồn dữ liệu người dùng tại Việt Nam còn ảo khá nhiều do vậy gây cản trở cho các công ty fintech cũng như quản lý nhà nước.
  • Ý thức chấp hành pháp luật chưa cao: Điều này làm hạn chế tiếp cận với các hình thức tài chính công nghệ truyền thống và làm tăng các dịch vụ cho vay tín dụng đen.

Tại sao fintech lại là xu hướng?

Trong thời đại 4.0, người ta luôn luôn tìm tòi những cái mới, những công nghệ mới nhằm giúp mọi thứ trở nên minh bạch, thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Fintech có thể kết nối trực tiếp người vay và người đi vay (P2P), giúp các khoản vay được rút ngắn từ vài tuần xuống chỉ còn vài phút.

Theo dự đoán của Morgan Stanley, khối lượng các khoản vay trực tuyến ở Mỹ sẽ chạm mốc 120 tỷ USD vào cuối thập kỷ này, so với con số khiêm tốn 20 tỷ USD của năm 2015.

Các quỹ đầu tư lớn hay quỹ mạo hiểm cũng đã và đang nghiên cứu phát triển các robot tư vấn để dự trên công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) có thể điều chỉnh danh mục đầu tư một cách tự động và thông minh như Vanguard hay BlackRock.

Trong lĩnh vực ngân hàng, các gã khổng lồ Goldman Sachs hay MoneyGram đang tích cực áp dụng thử nghiệm công nghệ của tiền điện tử như Ripple hay Bitcoin để gửi nhận tiền hay thanh toán nhanh chóng hơn.

Tính pháp lý của Fintech là gì?

Với những ưu việt và lợi ích mà các công ty fintech mang lại cho xã hội và sự phát triển chung của kinh tế, nhìn chung chính phủ các quốc gia ủng hộ các công ty ứng dụng fintech.

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Janet Yellen cho rằng tiền điện tử như bitcoin hay ripple sẽ giúp đưa ngành ngân hàng lên 1 tầm cao mới.

Thống đốc NHTW Anh Mark Carney cũng cho rằng fintech sẽ làm cho người dân thay đổi cách thức chi tiêu, trao đổi cũng như tiết kiệm và quản lý tiền bạc.

Rủi ro của fintech là gì?

Bất kỳ công nghệ hay sáng tạo nào đều có mặt trái của nó. Các chính phủ tại nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp cận 1 cách dè dặt hoặc thậm chí là cấm lưu hành và thanh toán bằng tiền ảo như bitcoin hay litecoin.

Giám đốc FBI Christopher Wray cũng bày tỏ lo ngại về an ninh quốc gia khi tiền mã hóa được ứng dụng rộng rãi.

Những rủi ro chính từ các ứng dụng fintech như sau:

  • Tạo thuận lợi cho hành vi phạm pháp
  • Khó quản lý dưới góc độ chính quyền
  • Tính chính xác của công nghệ và bảo mật

Các ngân hàng có lo ngại với fintech hay không?

Rất lo ngại nhưng không quá sợ hãi. Ban đầu, các ông lớn ngân hàng có vẻ coi thường các start-up về tài chính công nghệ. Nhưng trước sự phát triển bùng nổ và đáng kinh ngạc của fintech, các ngân hàng buộc phải chấp nhận các công ty fintech như 1 sự phát triển tất yếu của xã hội.

Giờ đây các ngân hàng hay các công ty môi giới cũng đã bắt đầu cuộc đua mang tên “fintech”. Một số ông lớn đi theo hướng hợp tác với các ứng dụng fintech hay tích hợp họ trên các dịch vụ của mình.

Nhiều ông lớn ngân hàng đã chọn cách đi trước 1 bước khi dùng sức mạnh thương hiệu và nguồn ngân sách mạnh mẽ sẵn có để tự mình triển khai fintech nhưng điều này có vẻ đang khá chậm chạm. Một số ông lớn như Citigroup hay Banco Santander SA đã thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm để mua cổ phần của các công ty fintech.

Rõ ràng, các công ty fintech đang có ưu thế lớn trong cuộc đua giành thị phần.

Một số dịch vụ và sản phẩm Fintech Việt Nam

Tính đến tháng 9/2019, Việt Nam đã có gần 200 start-up trong lĩnh vực fintech. Chúng ta hãy cùng điểm qua 1 vài tên tuổi đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ fintech cho cộng đồng nhé.

fintech là gì? hệ sinh thái fintech là gì? Các câu hỏi về fintech. Dịch vụ fintech, sản phẩm fintech
Các dịch vụ fintech – Các sản phẩm fintech tại Việt Nam 2019

Lĩnh vực Blockchain, tiền điện tử: Fiahub, Etheremon, tomochain hay Remitano

Lĩnh vực thanh toán: Zalopay, VNPay, Momo, Bảo Kim, 123 Pay, Zing Pay, Viettel Pay hay Payoo

Dữ liệu, điểm tín dụng, quản lý: TrustingSocial, MyCredit hay FiinGroup.

Điểm bán hàng: Sapo, TigerData hay KiotViet

Quản lý tài sản: Finhay, FE Credit, Mobivi hay M-Pay

Ngân hàng số: TP-Bank, Timo hay Vreo

Gọi vốn: fundme.vn, BetaDo, Fundstart

Kết nối tài chính cho doanh nghiệp nhỏ (SMEs): eloan, Lendbiz hay Drogonlend

Bảo hiểm: Papaya, inso, Wicare hay Opes

Cho vay ngang hàng: Tima, Vay Mượn, Trust Circle hay iDong, …

So sánh: the Bank, gobear hay SmartBuddy

Kết luận

Trên đây, chúng mình đã giới thiệu khá chi tiết về fintech là gì? Cũng như phân tích các dịch vụ, sản phẩm fintech và những thuận lợi khó khăn cho fintech tại Việt Nam. Fintech hiện tại đã gặt hái được những thành công bước đầu, tương lai phía trước của nó vẫn còn rất rộng mở!

Có gì thắc mắc bạn đừng ngần ngại hỏi Beat Tiền Ảo tại khung bình luận bên dưới hoặc qua:

Đừng quên vote 5 sao và chia sẻ kiến thức hay này cho bạn bè nhé!

Tags: fintech, fintech là gì, fintech việt nam, fintech group việt nam, hệ sinh thái fintech là gì? fintech pro là gì, các câu hỏi về fintech, lĩnh vực fintech, fintech group là gì, fintech 4.0 là gì, fintech lừa đảo, xu hướng fintech là gì, khởi nghiệp fintech, công ty fintech là gì, công nghệ fintech, dịch vụ fintech

4.9/5 - (18 bình chọn)

Đăng ký
Thông báo cho
guest
3 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Fujuoka
Fujuoka
2 năm trước

Việt Nam chưa hẳn có 1 fintech nào tầm cỡ thế giới thì phải

Như
Như
3 năm trước

Đơn giản là tài chính công nghệ =))

Quang Hoàng
Quang Hoàng
3 năm trước

Hay lắm. Tui đang khởi nghiệp với fintech nhưng có vẻ khó ăn