PEG là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá cổ phiếu và các đồng coin. Dựa vào chỉ số này, chúng ta có thể đánh giá và phân tích tài chính hiệu quả. Trong tình hình thị trường ngày càng biến động, chỉ số PEG càng đóng vai trò quan trọng. Vậy cụ thể chỉ số PEG là gì? Đồng coin bị mất PEG nghĩa là như nào? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về chỉ số PEG qua bài viết dưới đây nhé!
Trong crypto, Peg là gì? Tại sao Stablecoin mất peg lại ảnh hưởng xấu tới thị trường như vậy? Trong bày này, Beat Tiền Ảo cũng sẽ giới thiệu về Peg trong crypto và cách để các stable coin giữ giá Peg nhé.
Peg là gì?
Peg là giá neo giữ. Trong crypto, peg có nghĩa là cách mà một đồng coin được giữ giá trị bởi 1 đồng tiền pháp định hoặc 1 tài sản đảm bảo nào đó. Ví dụ, đồng Tether USD có giá peg luôn là 1 USD, được đảm bảo bằng tiền Đô la Mỹ. Hay đồng BTCB (Binance BTC) hay HBTC (Huobi BTC) có giá luôn xấp xỉ bằng 1 BTC, được đảm bảo bằng đồng BTC.

Pegged token là gì?
Pegged token là các đồng tiền ảo có giá trị tương đương với 1 đồng tiền ảo nào đó nhưng được phát hành trên mạng blockchain khác.
Ví dụ về Pegged token
BTCB là Pegged token của đồng Bitcoin, nhưng thay BTCB được phát hành trên BNB Chain.
BETH cũng là 1 dạng pegged token của đồng ETH, nhưng BETH hoạt động trên mạng BNB chain.
Wrapped token là gì?
Wrapped token là các đồng tiền ảo có giá tương đương với 1 đồng coin nào đó mà nó đại diện nhưng hoạt động trên mạng blockchain khác. Ví dụ WBTC (Wrapped Bitcoin) là đồng Bitcoin tương đương nhưng phát hành trên mạng blockchain Ethereum.
Chỉ số PEG là gì?
Chỉ số PEG là viết tắt của cụm từ “Price/Earning to Growth” thường được dùng trong lĩnh vực cổ phiếu. Chỉ số này được biết đến như một thước đo giúp định giá cổ phiếu hoặc một đồng coin. Các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số PEG để phân tích, đánh giá về hoạt động của dự án và rủi ro trong quá trình giao dịch tiền mã hóa.

Ý nghĩa của chỉ số Peg là gì?
PEG < 1
Khi chỉ số PEG < 1 nghĩa là đồng coin đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường. Trong trường hợp này, nhà đầu tư nên xem xét gom hàng. Đây chính là cơ hội tuyệt vời giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận khủng vì đồng coin có tốc độ tăng trưởng cao. Thế nên, chỉ số PEG càng thấp, bạn càng có nhiều cơ hội kiếm lời.
PEG = 1
Khi PEG = 1 đồng nghĩa với việc P/E bằng G. Lúc này thị trường hiện đang định giá đồng coin với tỷ lệ tương đương với tốc độ tăng trưởng. Đối với trường hợp này, các nhà đầu tư nên trong trạng thái quan sát, chờ đợi thời cơ thích hợp hơn để mua hoặc bán coin.
Trên thực tế, trường hợp PEG = 1 rất ít khi xảy ra. Lý do vì thị trường tiền mã hóa luôn biến động không ngừng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tâm lý nhà đầu tư, tin tức thị trường, biến động kinh tế, xã hội,…
PEG > 1
Khi giá trị coin được định giá cao hơn giá trị thực tế của thị trường là lúc chỉ số PEG > 1. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường đang đặt kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng của đồng coin cao hơn mức giá mà chúng được công bố.
Những đồng coin tăng trưởng thường có chỉ số PEG > 1. Vì những thị trường đang kỳ vọng vào giá của nó nhiều hơn với kỳ vọng là tốc độ tăng trưởng của đồng coin ấy sẽ tăng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, PEG > 1 là do thu nhập của đồng coin thấp dù giá coin vẫn ổn định. Lúc này, nhà đầu tư nên cân nhắc khi “rót” vốn vào những đồng coin này.
Ưu nhược điểm của chỉ số PEG
Ưu điểm
Để tính chỉ số PEG, nhà đầu tư chỉ cần vận dụng vài bước tính toán đơn giản, phù hợp với những nhà đầu tư mới vừa dấn thân vào thị trường tiền mã hóa.
PEG mang lại kết quả gần như chính xác, phản ánh được nhiều phương diện của một dự án.
PEG được xem là một chỉ số tâm lý thị trường hiệu quả, xác định giá trị thực của đồng coin tương đối đúng.
Nhược điểm
Không thể sử dụng PEG trong trường hợp dự án có dấu hiệu kém hiệu quả hoặc xảy ra thua lỗ.
Chỉ số EPS thiếu chính xác nếu nhà đầu tư bỏ qua việc đánh giá lợi nhuận của dự án.
Những điều cần lưu ý về chỉ số Peg
Không nên sử dụng chỉ số PEG một cách độc lập mà phải kết hợp với nhiều chỉ số khác nhau. Việc này giúp traders nhận định rõ ràng và chính xác hơn về dự án trên nhiều phương diện khác nhau.
Việc tính toán chỉ số PEG thường dựa trên dự đoán về tốc độ tăng trưởng của đồng coin. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng là một nhân tố rất dễ biến động.
Tính chỉ số PEG với mức độ tăng trưởng cần được phân tích trong dài hạn, từ khoảng 3 – 5 năm.
Cần thận trọng với những đồng coin có chỉ số G quá cao.
Đầu tư crypto sẽ giúp bạn kiếm lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn, nhưng kèm theo đó là những rủi ro, thậm chí là thua lỗ nghiêm trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu các chỉ số giúp đo lường, đánh giá sự biến động của coin, cụ thể là chỉ số PEG, rất quan trọng đối với kết quả đầu tư của bạn.
De-Peg là gì?
De-Peg là thuật ngữ chỉ việc 1 đồng coin hoặc token bị mất giá trị neo giữ của nó. Ví dụ, TerraUSD (UST) là đồng stablecoin được neo giữ với giá 1 USD. Nhưng UST đã bị mất giá 1 USD của nó, chúng ta gọi là UST đã bị de-peg.
De-Peg xảy ra khi lượng tài sản đảm bảo đằng sau của nó không đủ để duy trì giá trị neo giữ nữa.

Stablecoin mất peg ảnh hưởng đến thị trường ra sao?
Stablecoin được định nghĩa là một loại tiền điện tử có giá trị ổn định là được hỗ trợ bởi một loại tài sản. Stablecoin trong hầu hết các trường hợp được đảm bảo bởi USD. Trong những giai đoạn thị trường có nhiều biến động, Stablecoin được coi như một loại tài sản trú ẩn an toàn.
Peg là gì? UST mất peg ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?
Tether là đồng Stablecoin ổn định nhất cho đến nay. Mặc dù còn nhiều nghi hoặc về việc liệu USDT có thực sự được đảm bảo bởi USD trong thực tế hay không. Nhưng Tether Ltd đang hỗ trợ đổi từ USDT sang USD nên đây vẫn là đồng tiền được đảm bảo.
Điều tương tự không xảy ra với UST. UST là một loại Stablecoin thuật toán. Sự ổn định của nó không được đảm bảo bằng USD mà bằng các thuật toán được gọi là Smart Contract (Hợp đồng thông minh). Giá của chúng được giữ ổn định thông qua việc kiểm soát cung – cầu.
Sự ổn định của UST được đảm bảo bằng nguồn cung LUNA. Khi giá UST tăng cao, Terra sẽ tăng nguồn cung LUNA nhiều hơn. Khi đó, giá UST sẽ được điều chỉnh giảm xuống.
Tương tự như vậy, nếu giá UST giảm, Terra sẽ tự động phá vỡ các LUNA để kéo giá UST lên mức peg.
Chính sự bất ổn trong cơ chế hoạt động và mối quan hệ giữa LUNA – UST đã khiến cho 2 đồng tiền điện tử này mất kiểm soát. Và kết quả là giá USD đã mất peg, còn giá LUNA cũng rơi tự do.
UST có thể về lại 1 USD không?
Với cơ chế hoạt động như trên, UST sẽ tăng trở lại $1 nếu nguồn cung của LUNA tăng lên. Nhưng vấn đề là con số này phải là rất lớn, gấp nhiều lần so với con số vốn hóa của thị trường tiền điện tử. Điều đó là rất khó xảy ra. Vì vậy, Terra đang có nhiều dự định cứu vãn bằng cách cho ra đời Terra 2.0. Nhưng những nổ lực này sẽ không mang lại giá trị gì cả.
Kết luận
Trên đây là bài viết về Peg, chúng ta đã hiểu về chỉ số Peg là gì, cũng như tầm quan trọng của chỉ số này trong lĩnh vực crypto cũng như chứng khoán. Chúc các bạn đầu tư thành công.
Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc cần giải đáp bạn đừng ngần ngại hỏi chúng tôi qua khung bình luận bên dưới hoặc:
- Facebook: Fan Page Beat Tiền Ảo
- Email: [email protected]
- Twitter: https://twitter.com/@beattienao