Phân biệt CEX DEX và P2P

Các sàn giao dịch là nơi mà các trader và cả holder dễ dàng giao dịch mua bán các đồng tiền ảo. Để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của người dùng, các sàn giao dịch cũng được chia làm 3 loại chính DEX (Phi tập trung), CEX (tập trung) và P2P (Ngang hàng). Mỗi loại đều có các ưu nhược điểm khác nhau. Trong bài này, hãy cùng Beat Tiền Ảo tìm hiểu nhé!

Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)

Khái niệm

DEX (Decentralized Exchange) là sàn giao dịch phi tập trung. Đây là loại sàn giao dịch ra đời sau, nhưng nó rất được cộng đồng quan tâm. Người dùng sẽ thực sự được tự quản lý, sở hữu tài sản số của mình.

Sàn giao dịch DEX
Sàn giao dịch DEX. Ví dụ: Uniswap

Đặc điểm

Một sàn DEX có hai đặc điểm chính như sau:

  • Ẩn danh: Người dùng trên sàn DEX sẽ hoàn toàn ẩn danh. Bạn sẽ không thể biết mình đang giao dịch với ai cả.
  • Quyền kiểm soát tài sản: Sàn DEX không kiểm soát quỹ của người dùng. Mô hình mà DEX áp dụng là “Plug & Play”. Người dùng sẽ kết nối một ví điện tử của họ với sàn và giao dịch trên đó. Sàn đóng vai trò trung gian kết nối giữa những người dùng với nhau. Giao dịch xong ví này có thể được ngắt kết nối với sàn để đảm bảo an toàn.

Cách thức hoạt động

Cách thức hoạt động của DEX bao gồm 03 bước sau đây:

  1. Kết nối ví tiền điện tử: Người dùng không cần tạo tài khoản mà chỉ cần thực hiện kết nối ví cá nhân (thường là Metamask hoặc Trust Wallet) với sàn và bắt đầu giao dịch.
  2. Giao dịch: Sau khi kết nối ví, người dùng sẽ thực hiện mua/bán trên sàn bình thường dựa trên những đồng tiền điện tử được sàn hỗ trợ. Quá trình mua bán này người dùng giao dịch với nhau mà không cần qua máy chủ trung tâm của sàn.
  3. Ngắt kết nối ví với sàn: Sau khi giao dịch xong, người dùng có thể ngắt kết nối giữa ví cá nhân và sàn giao dịch để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình.

 

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • Tính bảo mật: Với sàn DEX, tài sàn của người dùng do chính họ quản lý, sàn sẽ không có quyền kiểm soát tiền của họ. Điều này đồng nghĩa với việc trường hợp rủi ro sàn bị tấn công thì tài sàn của người dùng cũng không bị ảnh hưởng.
  • Tính ẩn danh: Giao dịch trên DEX hoàn toàn ẩn danh, đúng nghĩa của một nền tảng blockchain. Người dùng sẽ chỉ biết họ đang giao dịch với một địa chỉ ví của người dùng khác mà không biết ví đó là của ai.

Nhược điểm

  • Thanh khoản thấp: Hiện tại thanh khoản trên các sàn giao dịch DEX vẫn còn khá thấp.
  • Rủi ro trong việc tự quản lý: Người dùng được tự quản lý tài sản trong các ví của mình, đồng nghĩa với việc người dùng sẽ tự phải đối mặt, tự chịu các rủi ro bị hack có thể xảy ra.
  • Mức độ khả dụng chưa cao: Về cơ bản các sàn DEX vẫn còn tương đối khó sử dụng đối với người dùng. Nó đơn giản và không có quá nhiều tính năng như sàn CEX nhưng việc sử dụng nó đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về tiền điện tử.

Sàn DEX phù hợp với ai?

Sàn DEX được xem như là một hình thức giao dịch hoàn toàn mới. Với mô hình “Plug & Play” của sàn DEX, ngoài kiến thức về sàn bạn còn cần am hiểu về ví điện tử phi tập trung nữa. Do đó, đừng bắt đầu với DEX khi bạn chưa hiểu gì về tiền điện tử.

Các sàn DEX phổ biến

Uniswap và Pancakeswap chính là những sàn DEX phổ biến nhất nhất hiện nay. Nguyên tắc hoạt động của 2 sàn này là Automated Market Maker (AMM).

Sàn giao dịch tập trung (CEX)

Khái niệm

CEX (Centralized Exchange) là sàn giao dịch tập trung và nó là hình thức sàn giao dịch crypto phổ biến nhất hiện nay. Đa phần lượng tiền giao dịch hàng ngày hiện nay đều đến từ những sàn CEX.

Sàn giao dịch CEX
Sàn giao dịch CEX. Ví dụ: Binance.com

Đặc điểm

Một sàn giao dịch CEX có hai đặc điểm chính như sau:

  • Không ẩn danh: Người dùng tạo tài khoản trên sàn sẽ được yêu cầu KYC để phòng chống việc rửa tiền.
  • Quyền kiểm soát quỹ: Tiền của bạn khi nạp vào sàn sẽ do sàn quản lý. Lúc này sàn giao dịch đóng vai trò như một ngân hàng trung gian truyền thống. Nó cũng đồng nghĩa với việc rủi ro bị tấn công có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Cách thức hoạt động

Cách thức hoạt động của CEX bao gồm 03 bước sau đây:

  1. Người dùng cần phải tạo một tài khoản để lưu trữ tài sản. Đây chính là ví mà sàn cấp cho bạn và nó lưu trữ tất cả những đồng tiền điện tử mà sàn hỗ trợ.
  2. Khi bạn cần giao dịch mua hoặc bán một đồng tiền điện tử nào đó. Bạn sẽ tìm kiếm các cặp tiền tương ứng để thực hiện giao dịch. Lúc này bạn sẽ đặt một mức giá nhất định và lệnh của bạn sẽ được tạo trên sàn.
  3. Tuỳ vào lệnh mà bạn tạo, nếu như lệnh đó phù hợp nó sẽ được khớp và bạn sẽ mua/bán thành công. Ngược lại, nếu nó không được khớp, nó sẽ chờ cho đến khi nào đủ điều kiện khớp lệnh thì thôi. Cứ như vậy các lệnh cứ tiếp tục lặp đi lặp lại trên sàn.

 

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • Đa dạng hình thức mua bán: Với sàn CEX, bạn có nhiều hình thức để tạo lệnh như Limit Order, Market Order,…
  • Dễ sử dụng: CEX giao dịch như các nền tảng phổ biến khác như chứng khoán, Forex
  • Đa dạng hoạt động: So với sàn giao dịch truyền thống, CEX hỗ trợ nhiều hoạt động khác nhau hơn như Earning hay staking

Nhược điểm

  • Dễ bị hack: Phần này thì sàn giao dịch CEX cũng tương tự như sàn truyền thống. Do việc sàn đứng ra quản lý tập trung tài sản của nhà đầu tư nên nó luôn tiềm ẩn rủi ro về việc có thể bị hack. Hiện nay các sàn lớn đều đã lưu các tài sản của người dùng vào kho ví lạnh, và có quỹ bảo hiểm. Do vậy nhược điểm này cũng đã được khắc phục rất hiệu quả.
  • Phức tạp: Nhiều hình thức mua bán là thế nhưng ngược lại nó cũng gây khó cho những nhà đầu tư mới. Việc làm quen với những hình thức này khiến họ phải mất thời gian. Và trong một số trường hợp, sai sót là điều khó tránh khỏi.

Sàn CEX phù hợp với ai?

Hãy sử dụng sàn CEX khi bạn đã có kiến thức và trải nghiệm về tiền điện tử. Bởi lẽ, với CEX ngoài việc mua/bán tiền điện tử theo hình thức thông thường ra nó còn hỗ trợ nhiều hình thức giao dịch khác nhau.

Các sàn CEX phổ biến

Binance chính là sàn CEX phổ biến nhất mà Beat Tiền Ảo khuyến nghị dùng. Ngoài ra còn có Huobi, Coinbase, Blockchain hay Gate. Bạn có thể tham khảo một số sàn giao dịch uy tín tại đây.

Sàn giao dịch ngang hàng (P2P)

Khái niệm

P2P (Peer to Peer) là sàn giao dịch ngang hàng. Sàn giao dịch chỉ đóng vai trò như nền tảng trung gian để các người dùng có thể giao dịch, trao đổi trực tiếp với nhau dựa trên thỏa thuận tùy ý của 2 bên. Nguyên tắc thuận mua vừa bán. Nếu có tranh chấp, sàn sẽ đứng ra làm trung gian phân xử.

Sàn giao dịch P2P
Sàn giao dịch P2P. Ví dụ Binance P2P

Cách thức hoạt động

Tương tự như như CEX và DEX, sàn P2P cũng sử dụng các sổ lệnh để khớp giữa người mua và người bán thực tế của họ. Nhưng lúc này, sàn chỉ giữ vai trò trung gian kết nối. Lúc này, một danh sách các người mua và người bán trên sàn sẽ hiện ra. Với đặc thù sàn cho phép người dùng tuỳ biến cho giao dịch của họ do đó người mua/người bán có thể tự đặt ra mức giá cho giao dịch của mình.

Giả sử, một đồng BTC ở thời điểm hiện tại đang có giá chung là $11,400. Bạn trong vai người bán và đang cần bán nhanh một lượng BTC. Thay vì đặt theo mức giá thị trường ($11,400) bạn quyết định đặt mức giá bán thấp hơn (giả sử $11,300 chẳng hạn). Lúc này, những người mua khác thấy bạn có giá bán thấp hơn thì tỷ lệ họ sẽ lựa chọn giao dịch với bạn sẽ cao hơn và ngược lại.

Khi người mua và người bán tìm kiếm được nhau, sàn sẽ kết nối lại để họ tự thực hiện giao dịch. Đương nhiên, việc giao dịch này sẽ tuân theo một quy trình nhất định do sàn đề ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên. Khi giao dịch được khởi tạo, về phía người bán lượng tiền tương ứng trong giao dịch sẽ khoá lại để đảm bảo thanh khoản. Về phía người mua, sau khi tiến hành thao tác thanh toán xong, người bán nhận được tiền sẽ tiến hành mở thanh khoản để tiền chuyển đến cho người mua.

Cứ như vậy quy trình đó sẽ lặp đi lặp lại. Sàn giao dịch chỉ thực sự xuất hiện khi xảy ra vấn đề tranh chấp giữa các bên. Nếu như không có tranh chấp gì, giao dịch đó được xem như là hoàn tất.

 

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • Tính chủ động: Về cơ bản việc giao dịch là hoàn toàn chủ động giữa những người dùng với nhau. Sàn chỉ đứng vai trò trung gian kết nối và giải quyết tranh chấp giữa những người dùng (nếu có). Bạn có thể chủ động tuỳ biến cho giao dịch mua/bán của mình trên sàn như mua với mức giá bao nhiêu, hình thức thanh toán như thế nào,…
  • Đa dạng hình thức thanh toán: Với sàn giao dịch P2P, người dùng có thể tuỳ biến hình thức thanh toán của mình. Bạn sẽ nhận tiền thông qua ví tại sàn hoặc thông qua các ngân hàng.

Nhược điểm

  • Giới hạn hình thức mua bán: Sàn giao dịch P2P đơn thuần chỉ là giao dịch mua/bán một đồng coin nào đó. Không hỗ trợ các hình thức giao dịch như Margin Trading…
  • Không ẩn danh: Với sàn P2P, bạn cần phải khai báo các thông tin cá nhân cũng như hoàn tất việc xác thực KYC.

Sàn P2P phù hợp với ai?

Sàn P2P không đòi hỏi yêu cầu quá cao về kiến thức tiền điện tử, cũng như những hình thức thanh toán. Người mới có thể dễ dàng mua tiền ảo BTC, ETH, BNB bằng tiền trong thẻ ATM của mình.

Các sàn P2P phổ biến

Binance P2P chính là sàn giao dịch P2P phổ biến nhất thế giới hiện nay. Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết tại đây.

Ngoài ra còn có Huobi OTC hay Remitano cũng là các sàn có thể tham khảo.

Binance là CEX hay DEX?

Binance phát triển cả 3 loại sàn giao dịch CEX, DEX và P2P.

Binance.com là sàn CEX

Binance.org là sàn DEX

p2p.binance.com là sàn P2P

Khi đăng ký mới, bạn có thể nhập Referral ID giới thiệu Binance là: 22255331 để được giảm 20% phí giao dịch vĩnh viễn nhé. Với Futures mã ưu đãi chính thức Binance là: bnbspecial

Kết luận

Trên đây là bài viết phân biệt 3 loại sàn giao dịch phổ biến CEX DEX và P2P. Mỗi loại sàn thích hợp với các đối tượng nhà đầu tư khác nhau. Hiện sàn CEX vẫn là phổ biến nhất, đặc biệt khi các sàn CEX ngày càng nâng cao bảo mật cho người dùng.

Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc cần giải đáp bạn đừng ngần ngại hỏi chúng tôi qua khung bình luận bên dưới hoặc:

Vote 5 sao nhé!

Đăng ký
Thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments