Staking là gì? Làm thế nào để staking?
Với một thị trường tiền ảo đầy biến động, các nhà đầu tư có thể kiểm lời bằng các khoảng đầu tư lướt sóng ngắn hạn. Tuy vậy, nếu thị trường đi ngang, bạn muốn đầu tư dài hạn hay đơn giản bạn chỉ muốn giữ cất tài sản của mình thì staking là hình thức đầu tư tiền ảo rất đáng để quan tâm.
Trong bài viết này, Beat Tiền Ảo sẽ giới thiệu tới các bạn staking là gì? Staking hoạt động như thế nào? Và cách để staking coin nhé.
Staking là gì?
Staking là một hình thức đầu tư tiền ảo, trong đó bạn sẽ giữ tiền của mình trong các ví tiền điện tử để hỗ trợ các quá trình xác thực của mạng blockchain. Staking có liên quan mật thiết tới các mạng blockchain hoạt động dựa trên cơ chế bằng chứng cổ phần (Proof of Stake) hoặc các biến thể của cơ chế này.
Hiểu 1 cách đơn giản, bạn có 1 số coin nào đó, bạn góp số coin này vào hệ thống để tham gia quá trình xác thực của mạng blockchain, và qua đó được chia phần thưởng từ mạng lưới dựa trên tỷ lệ cổ phần mà bạn đóng góp.
EOS staking là gì?
Staking EOS là việc bạn mua và tích trữ đồng coin EOS vào mạng lưới để tham gia quá trình vận hành mạng blockchain EOS.
Mạng EOS sử dụng đồng coin có tên EOS để cung cấp tài nguyên và vận hàng mạng blockchain. Hệ thống này được gọi là Delegated Proof of Stake (DPOS) và nhu cầu tài nguyên dao động dựa trên các điều kiện tài khoản và mạng riêng lẻ. Ngoài ra, EOS được sử dụng để mua RAM cho tài khoản của bạn cũng trả thưởng cho các nhà sản xuất khối.
Staking ADA là gì?
Staking ADA là quá trình mua và giữ đồng coin ADA trên nền tảng staking của blockchain Cardano. Mạng blockchain Cardano được phát triển bởi IOHK.
Bạn lưu ý hiện nay có nhiêu trang web giả mạ staking ADA nhằm đánh cắp tiền của bạn. Cardano hiện chỉ có duy nhất nền tảng staking trên trang chủ staking.cardano.org thôi nhé.
TRON staking là gì?
TRON staking là việc bạn mua đồng coin TRON và stake nó trên chính mạng blockchain cùng tên TRON. Bạn có thể dễ dàng staking TRON trên sàn Binance.
Ưu điểm của staking là gì?
- Thuận tiện cho mọi người
- Dễ dàng đầu tư, dễ dàng nhận thưởng
- Giúp mạng blockchain mở rộng với tính phân quyền cao hơn trong cộng đồng
Nhược điểm của staking là gì?
- Số coin của bạn sẽ bị khóa trong quá trình staking
- Nếu giá coin giảm, lợi nhuận từ việc staking không bù lại được thua lỗ
- Lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào số lượng coin và thời gian đầu tư
Cách staking coin?
- Khi bạn có 1 số dư tối thiểu theo yêu cầu từng mạng blockchain, bạn tham gia staking thông qua các sàn giao dịch uy tín.
- Sàn giao dịch sẽ giữ số coin của bạn lại để vận hành hệ thống
- Khi các giao dịch trong mạng được xác thực, 1 phần thưởng khối sẽ được sinh ra.
- Tỷ lệ số cổ phần của bạn càng lớn thì cơ hội xác thực thành công và nhận thưởng càng cao.
- Các sàn giao dịch sẽ thay bạn nhận thưởng từ mạng lưới và tự động ghi nhận phần thưởng này vào ví cho bạn.
Về cơ bản, việc staking coin cũng tương tự như việc bạn đào tiền ảo vậy. Tuy nhiên hình thức đào tiền ảo thì phức tạp hơn nhiều.
Để hiểu hơn về cơ chế xác thực mạng blockchain và chia thưởng trong mạng blockchain, bạn có thể nghiên cứu chuyên sâu hơn ở đây:
Cơ chế hoạt động của Staking coin là gì?
Cơ chế Proof of Stake là gì?
Proof of Stake (PoS) là một cơ chế đồng thuận trọng mạng blockchain. PoS còn gọi là cơ chế bằng chứng cổ phần. Khác với cơ chế Proof of Work (PoW) khi mà các khối mới được tạo ra với các máy đào tiền ảo phức tạp và tốn kém, với PoS, các khối mới được giải mã và sinh ra dựa trên cơ chế staking coin. Như vậy cơ chế PoS phân quyền cho cộng đồng hơn nhiều so với cơ chế PoW. Ai nắm giữ nhiều cổ phần, sẽ nhận được nhiều phần thưởng hơn.
Ai tạo ra cơ chế Proof of Stake (PoS)
Sunny King và Scott Nadal là những người đầu tiên đưa ra các ý tưởng về Proof of Stake và staking, vào năm 2012. Họ đã mô tả Peercoin là một loại tiền điện tử sáng tạo dựa trên POS. Ban đầu nó dựa trên cơ chế lai tạo giữa PoW và PoS nhưng dần dần loại bỏ vai trò của Proof of Work (PoW) (Bằng chứng về Công việc).
Năm 2014, Daniel Larimer đã phát triển cơ chế Delegated Proof of Stake (DPoS) (Bằng chứng về Cổ phần được ủy quyền. Mạng Bitshares đã áp dụng có chế này đầu tiên. Sau đó là Steem và EOS là các mạng blockchain áp dụng cơ chế này.
Staking hoạt động như thế nào?
Khác với các blockchain Proof of Work (PoW) dựa vào hoạt động đào tiền điện tử (mining) để xác minh và xác thực các khối mới, các blockchain sử dụng PoS tạo ra và xác thực các khối mới thông qua staking. Điều này cho phép các khối được tạo ra mà không cần dựa vào các thiết bị khai thác hay máy đào tiền ảo nào cả (ASICs). Vì vậy, những nút xác thực POS được chọn dựa trên số lượng tiền mà họ cam kết đóng cổ phần mà không phải cạnh tranh dựa trên khối lượng công việc tính toán.
Thông thường, người dùng góp cổ phần nhiều hơn thường có nhiều khả năng được chọn làm người xác thực khối tiếp theo. Trong khi việc khai thác ASIC đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể vào phần cứng, thì staking chỉ đòi hỏi người tham gia giữ tiền trong mạng. Mỗi mạng blockchain sẽ có đồng coin riêng để staking.
Kết hơp staking là gì?
Kết hợp staking là 1 nhóm người cùng góp số tiền của mình thành 1 khối cổ phần lớn hơn để cùng tham gia staking. Cách này sẽ làm tăng cơ hội kiếm được phần thưởng từ mạng lưới hơn.
Chúng ta kết hợp tài sản để staking khi mà mạng lưới có những yêu cầu giới hạn về số tài sản cũng như chia sẻ rủi ro và làm tăng cơ hội xác thực mạng.
Rủi ro của staking coin là gì? Staking coin có an toàn không?
Khi dùng tài sản của bạn để tham gia vào mạng lưới, điều này là cơ hội cho các hacker có thể chiếm đoạt số tiền của bạn (tuy khá khó). Nhiều mạng blockchain đã hỗ trợ staking ngoại tuyến. Tức số coin của bạn được staking trên các ví lạnh như Ledger Nano S hay Trezor. Tuy nhiên, khi các cổ đông chuyển tiền ra khỏi ví lạnh, họ sẽ không được nhận tiền thưởng nữa.
Phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc cho phép các cổ đông lớn trong mạng có thể bảo vệ tối đa tiền của họ trong khi vẫn hỗ trợ mạng.
Khi bạn staking trên các sàn uy tín thì bạn cứ yên tâm nhé!
Staking coin ở đâu?
Hầu hết các sàn giao dịch lớn đều có hỗ trợ nền tảng staking như Binance, Huobi hay Coinbase.
Bạn nhất thiết phải có tài khoản tại các sàn giao dịch để bắt đầu mua coin và staking nhé:
Staking coin trên Binance
Hiện tại Binance Staking đang hỗ trợ 24 đồng coin staking như: EOS, TRON, Vechain, Tezos, ADA hay KNC. Bạn có thể xem cụ thể tại đây: https://www.binance.com/vn/staking/products

Lợi nhuận staking coin là bao nhiêu?
Lợi nhuận từ việc staking coin tương đương như đào tiền ảo nhưng đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ việc mua coin và nắm giữ, ngồi không hưởng lợi nhuận.
Tuy vậy lợi nhuận còn phụ thuộc số tiền và thời gian bạn đầu tư. Như đã nói ở trên, bạn staking càng nhiều coin thì cơ hội nhận thưởng càng cao.
Thông thường lợi nhuận giao động từ 1%-15%/ năm.
Kết luận
Trên đây là bài viết “Staking là gì? Tìm hiểu Staking coin ADA, TRON, EOS”. Khi PoS ngày càng phát triển, cơ hội tiếp cận blokchain và tiền ảo mở rộng cho mọi người. Còn ngần ngại gì nữa mà không mua coin, stake và cùng kiếm lợi nhuận nhỉ?
Tags: Staking là gì? Staking coin, ADA staking, EOS staking, TRON staking, staking binance.
Thị trường đi ngang thì nên staking. Coin toàn biến động nhiều cơ hội trade hơn.
Staking như gửi lãi ngân hàng vậy nhỉ. Vậy cũng không lãi lắm.
Ra bài hướng dẫn staking binance đi Beat ơi!