Startup là gì? Trong vài năm trở lại đây, phong trào khởi nghiệp hay còn gọi là Startup đang phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Thông qua các chương trình truyền thông như Shark Tank, các công ty khởi nghiệp càng gây được sự chú ý lớn từ xã hội. Gắn liền với Startup thường là các bạn trẻ với các ý tưởng mới mang tính đột phá. Vậy chính xác thế nào là 1 startup?
Startup là gì?
Startup là khái niệm chỉ các công ty khởi nghiệp cung cấp các dịch vụ, giải pháp hay sản phẩm nhằm giải quyết 1 nhu cầu chưa được định hình trong thị trường.
Một ý kiến nữa cho rằng Startup là một văn hóa và tâm lý xây dựng một doanh nghiệp dựa trên một ý tưởng sáng tạo để giải quyết các điểm vấn đề quan trọng.
Hay một định nghĩa khác một công ty khởi nghiệp là một công ty được hoạch địch để phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, một công ty khởi nghiệp không nhất thiết phải là công ty về lĩnh vực công nghệ, hoặc tham gia đầu tư mạo hiểm, hoặc tiếp tục kinh doanh.
Yếu tố then chốt của startup chính là sự tăng trưởng, nó đóng vai trò quyết định các yếu tố khác của công ty.
Startup kỳ lân là gì?
Startup kỳ lân hay còn gọi là Unicorn Startup là thuật ngữ chỉ các công ty khởi nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD. Con kỳ lân – 1 linh vật huyền thoại được sử dụng để chỉ tính quý hiếm của các startup thành công này.
Bí quyết để làm startup thành công
Startup cần nhiều yếu tố bên ngoài và cả những yếu tố bên trong. Bằng cách tổng hợp những kinh nghiệm từ những Startup thành công, những tỷ phú, người nổi tiếng trên thế giói chia sẻ, chúng tôi xin chia sẻ một số bí quyết như:
Ý tưởng khác biệt
Để Startup thành công, chúng ta cần có ý tưởng thật độc đáo. Về nhu cầu của khách hàng hiện nay mà chưa có nguồn cung, chưa có nơi nào cung cấp cho khách hàng. Vì vậy các ý tưởng startup của bạn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng cũng như khả năng của họ.
Nếu ý tưởng của chúng ta đã có doanh nghiệp thực hiện, hãy nghiên cứu xem họ đã đáp ứng, vừa lòng khách hàng hay chưa. Khách hàng còn thấy hạn chế gì về sản phẩm đó ? Sau khi biết được điểm hạn chế của các đối thủ khác, bạn có thể tối ưu nó tốt hơn.
Lên kế hoạch để kinh doanh
Sau khi đã có ý tưởng khác biệt, Startup nên lên bản kế hoạch cụ thể:
- Thứ nhất, Startup có thể bỏ bao nhiêu vốn để đầu tư khởi nghiệp cho ý tưởng này ?
- Thứ hai, mục đích mà Startup thực hiện ý tưởng này là gì ?
- Thứ ba, Startup thực hiện ý tưởng với mục tiêu cuối cùng là gì ?
Hiện nay có quá nhiều các Startup thích là bắt tay vào làm và thực hiện những ý tưởng của riêng họ. Các Startup này ít hoặc không quan tâm cũng như để ý đến như cầu sở thích của khách hàng. Họ không hề nghiên cứu thị trường, không biết khách hàng đang cần gì ? Startup cũng không rõ sản phẩm của họ giúp được gì cho khách hàng? Không có mục đích cho ý tưởng và quan trọng là không có đủ vốn cho quá trình khởi nghiệp của họ.
Bởi vì, các Startup không hề lên kế hoạch dựa trên 3 vấn đề trên. Chúng ta có thể thấy nếu Startup nào chuẩn bị, trả lời đầy đủ các câu hỏi trên. Con đường khởi nghiệp sẽ ít khó khăn hơn, ngoài ra có thể giúp Startup phát triển, thành công nhanh hơn dự tính.
Nên thử nghiệm trước
Làm gì cũng vậy, không có gì là chắc chắn mình sẽ thành công 100%. Thế nên các Startup cần phải dành thời gian, công sức, số vốn nhỏ cho lần thử nghiệm. Vì khi thử nghiệm, chúng ta sẽ biết được những ý tưởng, kế hoạch đã có trước đó, có chính xác với thực tế không.
Nhờ thử nghiệm trước, các Startup có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn. Hãy thử nghiệm với một số khách hàng, sau đó xem phản ứng và nghe những phản hồi từ họ. Qua đó phân tích đối tượng khách hàng xem sản phẩm của mình có phù hợp với thực tế không ? Với những phản hồi từ khách hàng có thể giúp Startup của bạn phát triển thêm ý tưởng, giúp ý tưởng hoàn hảo hơn.
Xem xét vấn đề tài chính
Ai cũng biết rằng để khởi nghiệp thì cần số vốn không hề nhỏ, vậy gồm các chi phí nào? Đó là chi phí sinh hoạt trong thời gia thực hiện ý tưởng, chi phí thực hiện ý tưởng. Chi phí duy trì nếu kế hoạch chưa thành công như mong muốn,…
Vậy để khởi nghiệp cũng như Startup cho ý tưởng của bạn, có cần phải chuẩn bị số vốn lớn ? Hay sẵn sàng vay nợ để chi trả cho chi phí của kế hoạch kinh doanh của mình? Đặc biệt, sẵn sàng bỏ công việc hiện tại để tập trung cho kế hoạch của bản thân.
Phải có đồng đội
Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Câu nói này không hề sai dành cho tất cả mọi người. Nếu Startup cần có đồng đội thực hiện cùng để phát triển. Startup nên cần đó đội ngũ, những con người cùng sở thích, cùng ý tưởng để làm việc sẽ giúp bạn thành công hơn.
Ngoài các vấn đề cần thiết trên, Startup còn nghiên cứu về pháp lý, chọn nhà cung cấp. Cuối cùng, Startup và nhân viên của mình cùng nhau thực hiện ý tưởng theo kế hoạch đã có. Nhằm đạt được doanh thu như mong muốn và quan trọng là mang lại giá trị, lợi ích cho khách hàng.
Những startup thành công nhất thế giới
Uber
Đứng đầu danh sách này là Uber, hãng chuyên cung cấp dịch vụ xe taxi, đi chung xe. Chính thức ra mắt ứng dụng trên smartphone tháng 6/2009, đến nay Uber đã trị giá tới 51 tỷ USD, với tổng giá trị các vòng gọi vốn là 7,4 tỷ USD. Hiện nay Uber đã có mặt tại 58 nước và hơn 300 thành phố trên thế giới.
Xiaomi
Hãng điện tử Trung Quốc Xiaomi được định giá 46 tỷ USD, chuyên thiết kế, sản xuất và bán điện thoại thông minh, máy tính bảng cùng các ứng dụng trên thiết bị di động. Hiện Xiaomi có 8.000 nhân viên, là hãng sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau 2 ‘gã khổng lồ’ Samsung và Apple.
Airbnb
Đứng thứ 3 là Airbnb, thành lập năm 2008, hiện đạt trị giá 25,5 tỷ USD. Công ty này có ý tưởng độc đáo về một mạng lưới dịch vụ lưu trú tại nhà riêng của người dân địa phương, bằng cách tạo ra một cộng đồng kết nối người có nhu cầu cho thuê trọ và người đi thuê. Loại hình này khiến cho những khách sạn truyền thống khó có thể cạnh tranh nổi về giá thành, sự linh hoạt cũng như những trải nghiệm văn hóa địa phương.
Sau những bước khởi đầu khá chậm chạp, đến năm 2011 công ty đã nhận được gần 120 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, bắt đầu mở nhiều chi nhánh quốc tế tại các thành phố lớn trên thế giới. Hiện tại dịch vụ “ở nhờ” của công ty này có tổng giá trị các vòng gọi vốn lên đến 2,3 tỷ USD. Họ đã hiện diện tại 34.000 thành phố, ở 190 quốc gia.
Palantir
Palantir Technologies hiện được định giá 20 tỷ USD, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2004, chuyên cung cấp phần mềm, công nghệ và dịch vụ phân tích dữ liệu bí mật từ đầu vào là những lượng dữ liệu khổng lồ. Họ có 2 sản phẩm chính: “Palantir Gotham” dành cho các nhà phân tích chống khủng bố của cơ quan tình báo, các nhà điều tra gian lận, các tổ chức chống tội phạm trên mạng internet; còn “Palantir Metropolis” được các quỹ đầu cơ và các dịch vụ tài chính doanh nghiệp sử dụng.
Công ty này hướng đến khách hàng là các cơ quan chính phủ như Bộ quốc phòng Mỹ, Bộ an ninh nội địa, CIA hay FBI, sử dụng những công nghệ mới nhất giúp các đơn vị hành pháp xử lý thông tin tốt hơn, giúp chính phủ đảm bảo an ninh nhưng vẫn tôn trọng sự riêng tư của người dân.
Snapchat
Ứng dụng tin nhắn chia sẻ video tự hủy Snapchat phát hành lần đầu năm 2011 ngay lập tức đã tạo nên ‘cơn sốt’ trong giới trẻ Mỹ và sau đó lan ra nhiều nơi trên thế giới vì tính thuận tiện, bảo mật và riêng tư của nó. Tại thời điểm 2014, mỗi ngày trung bình người dùng Snapchat gửi đi tới 700 triệu bức hình và video. Hiện, công ty được định giá 16 tỷ USD, có tổng giá trị các vòng gọi vốn là 1,2 tỷ USD.
Kết luận
Trên đây là bài viết Startup là gì? Hy vọng các bạn đã hiểu đúng về công ty khởi nghiệp, các yếu tố quyết định 1 startup thành công. Trong tương lai tới đây, sẽ còn xuất hiện nhiều startup thành công hơn nữa mang lại lợi ích cho chính đội ngũ sáng lập cũng như cộng đồng.