Web3 đại diện cho một thế hệ tiếp theo của internet. Mục tiêu mang tính đột phá của Web3 là dịch chuyển quyền lực từ các công ty công nghệ lớn sang người dùng cá nhân.

Web3 còn được gọi là Web3.0. Có thể bạn đã nghe người ta nhắc nhiều tới nó. Web3 bản chất là 1 thế hệ tiếp theo để thúc đẩy giao thức phi tập trung, giảm sự phụ thuộc vào các công ty lớn như Youtube, Netflix hay Amazon.

Beat Tiền Ảo sẽ giới thiệu cụ thể Web3 là gì? Các đồng coin hệ Web3 là gì? Tiềm năng của Web3 sẽ thế nào?

Web3 là gì?

Web3 là một thế hệ tiếp theo của internet, nơi mà người dùng không chỉ đọc ghi dữ liệu mà còn có quyền sở hữu nó. Trong Web3, người dùng thực hiện quyền của mình thông qua việc nắm giữ các đồng tiền mã hóa (coin/token).

Bạn càng nắm giữ nhiều token, bạn càng có nhiều tiếng nói và quyền quyết định cho các giao thức trên mạng.

Điểm khác biệt của Web1.0, Web2.0 với Web3 là gì?

Web 1

Với Web1 xuất hiện vào cuối những năm 1990. Web1 là tập hợp của các trang chủ và liên kết. Các trang web không có tính tương tác đặc biệt. Bạn không thể làm được gì nhiều ngoài việc đọc và xuất bản nội dung cơ bản cho người khác đọc.

Web 2

Web2 là thế hệ internet mà chúng ta có thể đọc và ghi. Thay vì chỉ đọc như phiên bản Web1, người dùng có thể tham gia chỉnh sửa mã máy tính và sáng tạo nội dung cá nhân. Sản phẩm tiêu biểu của Web2 là 1 loạt các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter hay Youtube.

Không thể phủ nhận Web2 đã mang đến 1 cuộc cách mạng với những dịch vụ miễn phí đáng kinh ngạc. Tuy vậy, người dùng dần nhận ra, dữ liệu cá nhân của mình sẽ được các công ty công nghệ khai thác và tạo ra các chiến lược quảng cáo hay tiếp thị.

Tiêu biểu là Facebook đã có vô số lần vi phạm luật bảo mật dữ liệu và bị phạt 5 tỷ đô la vào năm 2019 – mức phạt lớn nhất từng được đưa ra bởi Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC).

Web 3.0

Giờ là lúc Web3 ra đời. Với Web3, người dùng có thể nắm quyền sở hữu với dữ liệu cá nhân và chia sẻ quyền quyết định của mình với các giao thức trên mạng. Web3 có thể coi là thế hệ đọc-ghi-sỡ hữu của internet.

Web3 là gì?
Web3 là gì?

Ý nghĩa của Web 3.0 là gì?

Web3 có ý nghĩa thúc đẩy 1 môi trường phi tập trung hơn. Quyền của mỗi cá nhân sẽ được coi trọng. Các gã khổng lồ công nghệ sẽ không còn toàn quyền quyết định những gì diễn ra trên internet nữa.

Bạn có thể làm gì trên Web3?

Mọi thứ trên Web3.0 đều có thể được mã hóa, cho dù đó là meme, tác phẩm nghệ thuật, kết quả truyền thông xã hội của một người hay vé tham dự các sự kiện.

Một ví dụ về sự thay đổi này là ngành công nghiệp game. Các game thủ không ngừng phàn nàn về những lỗi mà các nhà phát triển để lại trong trò chơi điện tử yêu thích. Với Web 3, game thủ có thể tự đầu tư vào trò chơi và bỏ phiếu xem mọi thứ sẽ được vận hành như thế nào.

Các công ty Web 2 lớn, như Meta và Ubisoft, đang tạo ra thế giới ảo được cung cấp một phần bởi Web 3. Các mã thông báo không thể thay thế (NFT) sẽ đóng một vai trò to lớn trong việc định hình lại ngành công nghiệp game bằng cách cho phép người chơi trở thành chủ sở hữu của các vật phẩm được tích lũy.

Giải pháp của Web 3.0 là gì?

Để phát triển, Web 3.0 cần có sự hỗ trợ của các mạng lưới cung cấp tính bảo mật, khả năng mở rộng và phi tập trung. Do Web 3.0 thu hút nhiều ứng dụng và tương tác của người dùng hơn, nên khả năng mở rộng là chìa khóa hỗ trợ các ứng dụng và hoạt động của người dùng trên Web 3.0 trong tương lai. 

Ba vấn đề nan giải nhất khi mở rộng blockchain

Khả năng mở rộng đề cập đến khả năng đáp ứng nhu cầu và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của blockchain mà không ảnh hưởng đến hiệu suất. Nói chung, nếu Web 3.0 dựa trên một blockchain không có khả năng này, chúng ta có thể gặp phải tình trạng trang web tải chậm và trải nghiệm người dùng kém. Mặc dù Web 3.0 phần lớn đồng nghĩa với kiến trúc web phi tập trung, lấy cảm hứng từ blockchain, nhưng các mạng lưới phi tập trung này hiện đang đối mặt với thách thức duy nhất là ba vấn đề nan giải nhất khi mở rộng blockchain, có thể cản trở việc áp dụng rộng rãi. Ba vấn đề nan giải nhất khi mở rộng blockchain đề cập đến việc blockchain không có khả năng kết hợp ba thuộc tính gồm bảo mật, khả năng mở rộng và phi tập trung, vì bất kỳ công nghệ blockchain nào cũng chỉ có thể đáp ứng tối đa hai thuộc tính. Do đó, giải pháp Lớp 1 đã được đưa ra để giải quyết ba vấn đề nan giải nhất này.

Blockchains Lớp 1 đóng vai trò là giải pháp cho khả năng mở rộng

Hiện tại, các ứng dụng Web 3.0 thường chạy trên mạng lưới Ethereum, một blockchain Lớp 1.

Blockchain Lớp 1 còn được gọi là giải pháp blockchain Lớp 1, là tập hợp các giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện giao thức cơ sở để đạt được khả năng mở rộng tốt hơn để áp dụng trên toàn cầu. Ngoài Ethereum (ETH), Binance Smart Chain (BSC), Litecoin (LTC), Cardano (ADA), Polkadot (DOT) và Terra (LUNA), còn có một số giải pháp blockchain Lớp 1 khác được sử dụng để giải quyết ba vấn đề nan giải nhất khi mở rộng blockchain. 

Cách thức mà các mạng lưới khác nhau mở rộng quy mô còn phụ thuộc vào cơ chế đồng thuận mà mạng lưới sử dụng, trong đó hai cơ chế phổ biến là Proof of Work (PoW)Proof of Stake (PoS). Ngoài ra, còn có các cơ chế đồng thuận khác như Proof of Capacity (PoC), Proof of Activity (PoA), Proof of Burn (PoB), Proof of Elapsed Time (PoET) và Proof of History (PoH), đều có thế mạnh riêng và được sử dụng bởi nhiều mạng lưới khác nhau để cải thiện khả năng mở rộng. Để thay thế các hệ thống cũ hỗ trợ Web 2.0, Web 3.0 nên sử dụng các giải pháp Lớp 1 có khả năng mở rộng cao.

Khả năng tương tác với Metaverse của Web 3.0

Trong những lần ra mắt gần đây, chúng ta đã thấy cách công nghệ blockchain, đặc biệt là NFT, cho phép người dùng tham gia vào thế giới thực tế ảo như metaverse. Metaverse là vũ trụ 3D kỹ thuật số hoạt động trên blockchain, mang lại cho mọi người quyền tự do tạo tài sản, giao lưu, trò chơi, đầu tư, v.v. Nhờ có blockchain, các môi trường kỹ thuật số này có thể tương tác với nhau và có thể mở rộng.

Tương tự như vậy, Web 3.0 có thể cung cấp nền tảng NFT để mọi người tạo, mua và bán các loại hàng hóa, vật phẩm NFT. Do Web 3.0 là tập hợp các ứng dụng và tương tác của người dùng trên nền tảng phi tập trung, nên nó có khả năng tương tác cao và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch và giao tiếp. Trên thực tế, mục đích của Web 3.0 là lưu trữ nhiều trang web mở được kết nối với nhau hơn để tăng cường tiện ích cho người dùng. Một ví dụ về ứng dụng Web 3.0 là Axie Infinity, metaverse chơi game phức tạp kết nối giữa chơi game và tài chính phi tập trung (DeFi). Trò chơi online dựa trên NFT này yêu cầu người dùng trước tiên phải mua avatar Axie ở dạng NFT để bắt đầu chơi và sử dụng tiền ảo Axie Infinity Shards (AXS) và Smooth Love Potion (SLP). Cơ chế chơi để kiếm tiền, nguồn cung tự điều chỉnh và phần thưởng khuyến khích sở hữu là một số tính năng giúp tăng cường tính tương tác trong cộng đồng và chúng ta sẽ thấy nhiều loại metaverse DeFi cũng như token Web 3.0 hấp dẫn này hơn trong kỷ nguyên Web 3.0.

Theo: Binance Blog

Tại sao Web3 quan trọng trong tương lai?

Web 3.0 là một hệ thống dành cho người dùng, được thiết kế bởi người dùng, dưới dạng nền tảng do người sáng tạo điều khiển.

Dưới đây là những lý do hàng đầu tại sao web3 sẽ trở nên quan trọng trong những năm tới:

Ít phụ thuộc hơn vào các kho lưu trữ tập trung: Web 3.0 sẽ cố gắng biến Internet thành một nguồn đa dạng để tránh bị tin tặc, rò rỉ và phụ thuộc vào các kho lưu trữ tập trung.

Nhiều tương tác được cá nhân hóa hơn: Web 3.0 sẽ ngày càng trở nên quan trọng vào năm 2022, vì hầu hết người dùng tiếp tục ưu tiên các trải nghiệm duyệt web được tùy chỉnh và cá nhân hóa.

Hỗ trợ tìm kiếm tốt hơn với AI: Nhu cầu ngày càng tăng đối với các trợ lý tìm kiếm kỹ thuật số được con người hóa thông minh hơn, có sức lan tỏa và được hỗ trợ bởi ngữ nghĩa, blockchain và AI.

Giảm sự phụ thuộc vào các bên trung gian: Nó sẽ giúp tách doanh nghiệp ra khỏi doanh nghiệp, loại bỏ các bên trung gian tìm thuê và cung cấp giá trị này trực tiếp cho khách hàng và nhà cung cấp trong mạng lưới.

Tăng cường kết nối ngang hàng: Với kết nối ngang hàng, con người, doanh nghiệp và máy móc sẽ có thể chia sẻ nhiều dữ liệu hơn trong khi vẫn duy trì sự riêng tư và bảo mật cao hơn.

Tăng sự tin cậy: Khi mọi thứ được cá nhân hóa. Sự phụ thuộc vào 1 nền tảng tập trung sẽ không còn nữa. Khi đó mọi thứ trên không gian internet sẽ đang tin cậy hơn.

Ví dụ về Web3

Apple’s Siri: Trợ lý ảo trên các sản phẩm của Apple

Wolfram Alpha: Nền tảng tính toán thông minh

Steemit, Sola: Mạng xã hội web 3.0

IDEX, Binance DEX: Sàn giao dịch phi tập trung

e-Chat: Ứng dụng duyệt Web3.0

Storj: Lưu trữ phi tập trung

Everledger: bảo hiểm và ngân hàng trên web 3.0

LBRY: trang web âm nhạc và video

Ethlance: Công việc từ xa

Các đồng coin hệ Web3 tiềm năng

Bạn có thể xem danh sách các coin web 3.0 tiềm năng tại đây

Các đồng coin hệ Web3 tiềm năng theo vốn hóa hiện tại có thể kể đến:

  1. Polkadot
  2. Chainlink
  3. Filecoin,
  4. Thetan
  5. Helium
  6. The Graph

….

Tuy vậy, đừng quên 3 ông lớn – nguồn gốc và luôn đi đầu trong các xu hướng từ trước tới nay, đó là Bitcoin, Ethereum và Binance Coin!

Bạn có thể xem Web3 coin list tại Coinmarketcap

Coin Web 3.0: Xu hướng tiền mã hóa mới nhất từ năm 2022

Tiền mã hóa đang thúc đẩy sự phát triển của Web 3.0, Internet của tương lai được xây dựng trên các mạng blockchain phi tập trung.

Kết bài

Trên đây là bài viết “Web3 là gì? Tiềm năng của Web3.0”. Chúc các bạn đầu tư thành công và nắm bắt đúng xu thế.

Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc cần giải đáp bạn đừng ngần ngại hỏi chúng tôi qua khung bình luận bên dưới hoặc:

Tags: Web3, Metaverse, Web3 coin list.

4.2/5 - (5 bình chọn)

Đăng ký
Thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments